Trang Chủ / Tin tức / Chi tiết tin tức

Bệnh nhân HIV giai đoạn cuối phải chịu đựng những gì?

Trong số những bệnh nhân đang chung sống với HIV/AIDS, có người lây nhiễm vì lí do bất cẩn trong sinh hoạt sống, có người vô tình là nạn nhân. Nhưng dù là lý do nào chăng nữa, họ đều phải chịu đựng sự giày vò về thể xác và sự đau đớn về tinh thần mà căn bệnh thế kỷ mang lại.  

 

Trong phòng bệnh của mái ấm Naza, có những bệnh nhân yếu ớt nằm thoi thóp với thân thể gầy gò, vết thương lở loét đã được băng bó, cánh tay gim những mũi kim truyền dịch. Họ là những bệnh nhân đang chống chọi với những hệ lụy của HIV/AIDS.

 

Những bệnh HIV giai đoạn cuối đang điều trị tại Naza

 

HIV (Human Immuno-deficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi hàng rào phòng vệ của cơ thể bị hủy hoại, nó có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), tạo điều kiện cho một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân. 

 

Linh mục Đinh Trần Thanh Tú (phụ trách mái ấm Naza) cho biết: “Hầu hết các bệnh nhận khi được Naza đón nhận đều đã chuyển qua giai đoạn AIDS với nguy cơ cao mắc những bệnh cơ hội phát sinh như lao, suy thận, suy gan, xơ gan cổ trướng, khiếm thị. Cùng với việc điều trị HIV, chúng tôi phải quan sát cẩn thận những biểu hiện bất thường của người bệnh để nhanh chóng phát hiện biến chứng và chữa trị kịp thời”.

 

Sức khỏe suy kiệt khiến họ gắn liền với giường bệnh

 

Một trong những bệnh nhân nặng nhất tại mái ấm là Anh B. Anh được phát hiện mắc xơ gan cổ trướng với khả năng thải độc và hồi phục của gan gần như không còn. Căn bệnh này khiến bụng anh tích lũy tụ dịch, phình to và gây ra những cơn đau như xé gan ruột.

 

Không chỉ đau đớn về thể xác, những bệnh nhân này thường còn chịu tổn thương rất lớn về tâm cảm, cùng với tâm lý bị ruồng bỏ, tuyệt vọng, buông xuôi. Trước khi về với mái ấm, đa phần bệnh nhân đều đã nếm trải nhiều cay đắng do nạn kỳ thị, có thể từ chính người thân ruồng rẫy, hàng xóm xung quanh, cộng đồng xã hội loại trừ, thậm chí đi thuê phòng trọ riêng ở cũng không được khi bệnh nhân biểu lộ suy yếu không thể tự chăm sóc cho mình.  

 

Sự chăm sóc chu đáo là điều họ mong mỏi nhất

 

Anh T. - một bệnh nhân từng nằm liệt giường vì viêm nang cấp tủy do HIV tâm sự: “Khi bệnh càng ngày càng nặng, tôi bắt đầu khó ăn khó ở, người nhà tỏ ra chán nản, hậu quả của những xung đột đó cuối cùng chỉ có người nằm một chỗ phải chịu đựng”. 

 

Ngay chính người nhà đôi khi cũng không thể chăm sóc chu đáo cho người thân lúc đau bệnh. Nhưng bất chấp mọi trở ngại, suốt hơn 14 năm nay mái ấm Naza cùng với những con người phục vụ nơi đây không nề hà khó khăn vất vả, tận tâm chăm sóc cho những bệnh nhân HIV/AIDs giai đoạn cuối. Biết bao nhiêu người nhờ đó mà đã được xoa dịu, chữa lành. Từ bờ cõi chết, họ trở lại hòa nhập với xã hội trong một hình hài tốt đẹp hơn. 

 

Tin tức liên quan (89)

Thông báo tuyển dụng

Chi Nhánh Doanh Nghiệp Xã Hội Mai Tâm Cơ Sở Chăm Sóc Người Cao Tuổi Vị Hoàng thông báo tuyển dụng

Healing Night – Risen: Không chỉ sống cho mình mà con sống cho nhau

Tối 27/4, đêm nhạc Healing Night – Risen đã diễn ra đầy ấm cúng tại The Adora Center (Hoàng Văn Thụ) với sự tham gia của hơn 1.000 ân nhân và bạn hữu của Mai Tâm Family.

Nơi thấy ánh sáng niềm vui hy vọng trở lại

“Tụi cô đâu có biết nhau, tại vì phòng khám thân thiện nên mọi người cứ ngồi lại là nói chuyện y hệt người thân vậy đó”. Nếu không nói, chắc ai cũng nghĩ các bệnh nhân ở phòng khám đều biết nhau, vì lúc nào nhìn họ cũng trò chuyện rất thân thiết. Thật ra, chẳng ai quen nhau cả. Sự gần gũi đó chỉ đơn giản là vì họ tìm thấy ở nhau, ở phòng khám sự đồng điệu, chia sẻ cho những khó khăn trong đời sống của mình.

[Phỏng vấn cha Toại] Healing Night - Risen: Trước hết là giúp mỗi người chữa lành cho chính mình

Sau nhiều lần trì hoãn do Covid-19, Healing Night lần 2 sẽ chính thức diễn ra vào tối 27/4/2022 tại The Adora Center (431 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM) với chủ đề “Risen”

Không có ranh giới cho sự tử tế

Nằm trong khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến, nhiều người nghĩ rằng phòng khám Mai Khôi - Đồng Tiến chỉ dành cho những bệnh nhân Công Giáo. Thực tế, mỗi ngày phòng khám vẫn đón tiếp rất nhiều bệnh nhân ngoại đạo đến điều trị. Bà Nguyễn Ngọc Mai và bà Vũ Thị Lan là những bệnh nhân như vậy.