Trang Chủ / Tin tức / Chi tiết tin tức

Cách hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc ARV

 

Cũng như mọi loại thuốc khác, ARV có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng

 

Người điều trị HIV buộc phải dùng thuốc ARV đều đặn trong suốt quá trình điều trị để ức chế sự phát triển của virus. Thế nhưng, loại thuốc này cũng gây nhiều tác dụng phụ, khiến người dùng đôi khi bị ảnh hưởng thể chất vào những lúc không mong muốn. Từ những kinh nghiệm chăm sóc cho các trẻ bị ảnh hưởng bới HIV, người lớn nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối, Mai Tâm Family xin chia sẻ đến bạn đọc một số tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc ARV và cách hạn chế/xử lý chúng.

 

Buồn nôn:buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến khi dùng ARV. Người điều trị có thể dùng thuốc ngay trong bữa ăn để hạn chế buồn nôn.

 

Tiêu chảy:nếu uống thuốc ARV mà người nhiễm thấy bị tiêu chảy, cần phải theo dõi kỹ mức độ để có thể nhờ bác sĩ can thiệp kịp thời. Khi gặp tiêu chảy, người dùng thuốc có thể uống oresol, nước điện giải, truyền dịch để bù nước. Người nhiễm cũng có thể dùng các loại thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tạm thời.

 

Người bệnh có thể tự dùng các thuốc tiêu chảy để giảm triệu chứng, nhưng nên gặp bác sĩ ngay nếu bị đau bụng kéo dài

 

Đau đầu: Các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol có thể giúp người điều trị bằng ARV giảm đau đầu do tác dụng phụ.

 

Đau, khó chịu ở bụng: Riêng với hiện tượng này, người dùng thuốc cần phải theo dõi kỹ. Nếu đau bụng kéo dài nhiều ngày liên tục, cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Người điều trị có thể sẽ phải thay thế thuốc khác hoặc đổi phác đồ điều trị.

 

Nổi ban đỏ, ngứa: Cũng như các loại thuốc khác, thuốc ARV có thể gây dị ứng với biểu hiện là nổi ban đỏ, ngứa… Các biểu hiện này thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu dị ứng trở nặng, người điều trị cần ngưng dùng thuốc ngay và đến trung tâm y tế để điều trị.

 

Nếu biểu hiện dị ứng không tự hết sau vài ngày, người bệnh nên gặp bác sĩ để được xử lý 

 

Thiếu máu: Một số thuốc điều trị HIV có tác dụng ức chế tủy xương, dẫn đến giảm khả năng sinh ra hồng cầu và gây thiếu máu. Biểu hiện thường thấy của thiếu máu do dùng ARV là hoa mắt, chóng mặt, xuất hiện sau 4-6 tuần hoặc vài tháng dùng thuốc. Người dùng ARV có thể bổ sung vitamin B12, viên sắt, folic… để khắc phục tình trạng này.

 

Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ: Người gặp triệu chứng này nên dùng thuốc ARV trước khi ngủ, có thể dùng thêm các loại thuốc an thần hoặc thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn. Các triệu chứng này thường không kéo dài.

 

Người bệnh có thể dùng bổ sung các loại vitamin, viên sắt… để giảm tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên 

 

Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Người dùng ARV có thể có biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi với các biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc đau. Những biểu hiện này thường xuất hiện vào tháng thứ 6 điều trị, nếu bị nặng có thể khiến người nhiễm đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi. Để khắc phục, người điều trị ARV có thể dùng bổ sung vitamin nhóm B liều cao, hoặc thay thế thuốc nếu biểu hiện ngày càng nặng.

 

Tuy nhiên, bên trên chỉ là một vài tác dụng phụ phổ biển. Thuốc ARV còn có thể gây độc cho gan, thận, rối loạn phân bố mỡ và nhiều ảnh hưởng khác. Quan trọng nhất vẫn là trong quá trình điều trị, người nhiễm cần theo dõi kỹ sức khỏe của mình và thông báo ngay cho người chăm sóc, bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào để kịp thời xử lý.

 

Những cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc ARV vừa nêu trên cũng là phương pháp được áp dụng tại Mái ấm Naza để giúp đỡ các bệnh nhân HIV/AIDS bớt đau đớn, mệt mỏi. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về hoạt động chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS neo đơn của Mái ấm Naza tại đường dẫn sau: https://www.maitam.org/projects/mai-am-naza/40

 

 

 

Tin tức liên quan (89)

Thông báo tuyển dụng

Chi Nhánh Doanh Nghiệp Xã Hội Mai Tâm Cơ Sở Chăm Sóc Người Cao Tuổi Vị Hoàng thông báo tuyển dụng

Healing Night – Risen: Không chỉ sống cho mình mà con sống cho nhau

Tối 27/4, đêm nhạc Healing Night – Risen đã diễn ra đầy ấm cúng tại The Adora Center (Hoàng Văn Thụ) với sự tham gia của hơn 1.000 ân nhân và bạn hữu của Mai Tâm Family.

Nơi thấy ánh sáng niềm vui hy vọng trở lại

“Tụi cô đâu có biết nhau, tại vì phòng khám thân thiện nên mọi người cứ ngồi lại là nói chuyện y hệt người thân vậy đó”. Nếu không nói, chắc ai cũng nghĩ các bệnh nhân ở phòng khám đều biết nhau, vì lúc nào nhìn họ cũng trò chuyện rất thân thiết. Thật ra, chẳng ai quen nhau cả. Sự gần gũi đó chỉ đơn giản là vì họ tìm thấy ở nhau, ở phòng khám sự đồng điệu, chia sẻ cho những khó khăn trong đời sống của mình.

[Phỏng vấn cha Toại] Healing Night - Risen: Trước hết là giúp mỗi người chữa lành cho chính mình

Sau nhiều lần trì hoãn do Covid-19, Healing Night lần 2 sẽ chính thức diễn ra vào tối 27/4/2022 tại The Adora Center (431 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM) với chủ đề “Risen”

Không có ranh giới cho sự tử tế

Nằm trong khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến, nhiều người nghĩ rằng phòng khám Mai Khôi - Đồng Tiến chỉ dành cho những bệnh nhân Công Giáo. Thực tế, mỗi ngày phòng khám vẫn đón tiếp rất nhiều bệnh nhân ngoại đạo đến điều trị. Bà Nguyễn Ngọc Mai và bà Vũ Thị Lan là những bệnh nhân như vậy.