Trang Chủ / Tin tức / Chi tiết tin tức

Tầm quan trọng của thuốc ARV trong điều trị HIV

Nếu được tiếp nhận điều trị bằng thuốc ARV sớm, bệnh nhân HIV hoàn toàn có thể chung sống với HIV như một căn bệnh mãn tính và có thể có tuổi thọ gần như người bình thường.

 

Thuốc ARV (Antiretroviral Drugs) là tên gọi chung của các loại thuốc kháng virus. Chúng ức chế sự phát triển của virus bao gồm cả HIV, duy trì tải lượng virus HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/ml máu).

 

Thuốc ARV được kết hợp thành nhiều nhóm khác nhau, theo phác đồ tùy tình hình sức khỏe, chủng virus và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh. Mỗi nhóm thường gồm 3 loại thuốc. Ba phác đồ phổ biến nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế là: Tenofovir (TDF) + Lamivudine (3TC) + Efavirenz (EFV), Zidovudine (AZT) + lamivudine (3TC) + Efavirenz (EFV), và Tenofovir (TDF) + Lamivudine (3TC) + Dolutegravir (DTG).

 

Những loại thuốc ARV phổ biến nhất trong điều trị HIV hiện nay. 

Nguồn ảnh: Theconversation.com

 

Nhờ tác dụng ức chế sự nhân bản của virus HIV, thuốc ARV giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, lây nhiễm từ mẹ sang con. Theo Cục Phòng Chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tại Việt Nam, 91,5% số người điều trị ARV đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục. Cũng theo tài liệu của Bộ Y tế về chương trình hành động quốc gia giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ chỉ là 2% khi áp dụng phác đồ điều trị ARV từ đầu. 

 

Việc điều trị ARV kịp thời có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn AIDS, giúp người bệnh tránh khỏi những căn bệnh do suy giảm miễn dịch như lao, nhiễm trùng, ung thư… và giảm thiểu nguy cơ tử vong. 

 

Bên cạnh đó, điều trị ARV sớm còn mang đến cho người bệnh chất lượng sống tốt hơn, có đủ sức khỏe để lao động, hòa nhập với cộng đồng và có thể chung sống lành mạnh với HIV đến cuối đời thay vì chỉ sống được 5-10 năm như trước đây. 

 

Hiện nay, HIV vẫn là căn bệnh chưa có thuốc chữa trị dứt điểm. Vì thế điều trị ARV được xem là phương pháp điều trị đặc hiệu, chi phí rẻ và dễ tiếp cận nhất. Bệnh nhân HIV có thẻ bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh và nhận thuốc ARV theo chế độ bảo hiểm tại hơn 400 cơ sở y tế trên khắp cả nước. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể điều trị miễn phí nhờ các dự án xã hội và các tổ chức phi chính phủ liên kết với hệ thống điều trị ARV của nhà nước. Tại mái ấm Naza và mái ấm Mai Tâm, phác đồ điều trị ARV được thực hiện khoa học, nghiêm ngặt và mang lại hiệu quả rõ rệt. 

 

Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS. Những giải pháp cung ứng thuốc ARV liên tục để người bệnh không gián đoạn điều trị đang được đẩy mạnh, hướng tới tương lai không có thêm ca nhiễm mới, tất cả bệnh nhân đều có kỹ năng sống chung với bệnh, phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả và có thể tái hòa nhập với cộng đồng. 

 

Tin tức liên quan (89)

Thông báo tuyển dụng

Chi Nhánh Doanh Nghiệp Xã Hội Mai Tâm Cơ Sở Chăm Sóc Người Cao Tuổi Vị Hoàng thông báo tuyển dụng

Healing Night – Risen: Không chỉ sống cho mình mà con sống cho nhau

Tối 27/4, đêm nhạc Healing Night – Risen đã diễn ra đầy ấm cúng tại The Adora Center (Hoàng Văn Thụ) với sự tham gia của hơn 1.000 ân nhân và bạn hữu của Mai Tâm Family.

Nơi thấy ánh sáng niềm vui hy vọng trở lại

“Tụi cô đâu có biết nhau, tại vì phòng khám thân thiện nên mọi người cứ ngồi lại là nói chuyện y hệt người thân vậy đó”. Nếu không nói, chắc ai cũng nghĩ các bệnh nhân ở phòng khám đều biết nhau, vì lúc nào nhìn họ cũng trò chuyện rất thân thiết. Thật ra, chẳng ai quen nhau cả. Sự gần gũi đó chỉ đơn giản là vì họ tìm thấy ở nhau, ở phòng khám sự đồng điệu, chia sẻ cho những khó khăn trong đời sống của mình.

[Phỏng vấn cha Toại] Healing Night - Risen: Trước hết là giúp mỗi người chữa lành cho chính mình

Sau nhiều lần trì hoãn do Covid-19, Healing Night lần 2 sẽ chính thức diễn ra vào tối 27/4/2022 tại The Adora Center (431 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM) với chủ đề “Risen”

Không có ranh giới cho sự tử tế

Nằm trong khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến, nhiều người nghĩ rằng phòng khám Mai Khôi - Đồng Tiến chỉ dành cho những bệnh nhân Công Giáo. Thực tế, mỗi ngày phòng khám vẫn đón tiếp rất nhiều bệnh nhân ngoại đạo đến điều trị. Bà Nguyễn Ngọc Mai và bà Vũ Thị Lan là những bệnh nhân như vậy.